I. CẤP ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG, CÓ VỐN SÁCH BAN ĐẦU TỪ 500 ĐẾN DƯỚI 1.000 BẢN
|
1.Trình tự thực hiện:
|
|
- Tổ chức, cá nhân nộp đơn tại bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện cho thư viện. (Trong trường hợp từ chối phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do);
- Tổ chức, công dân nhận kết quả tại bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân cấp xã.
|
2.Cách thức thực hiện:
|
|
Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã
|
3.Thành phần, số lượng hồ sơ:
|
|
01 bộ, gồm:
- Đơn xin đăng ký hoạt động thư viện;
- Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có;
- Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú);
- Nội quy thư viện.
|
4. Thời hạn giải quyết:
|
|
Không quy định về thời hạn giải quyết
|
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
Cả tổ chức và cá nhân
|
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã
|
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
Giấy đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng dồng, có vốn ngân sách ban đầu từ 500 đến dưới 1000 bản
|
8. Lệ phí:
|
|
Không
|
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
|
|
- Đơn xin đăng ký hoạt động thư viện (Mẫu số 1)
- Danh mục vốn thực hiện thư viện hiện có (Mẫu số 2)
(Nghị định số: 02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính phủ)
|
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
Thư viện tư nhân được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
2. Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.
3. Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
4. Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:
a) Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
b) Người làm việc trong thư viện:
- Đối với thư viện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư viện;
- Đối với thư viện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương. Nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện;
- Đối với thư viện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện – thông tin. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thư viện tương đương trình độ đại học thư viện – thông tin.
|
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
|
|
Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
|
II. CÔNG NHẬN “GIA ĐÌNH VĂN HOÁ”
|
1.Trình tự thực hiện:
|
|
- Hộ gia đình đăng ký danh hiệu “Gia đình văn hoá” với Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”;
- Ban Vận động bình xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hoá” hàng năm và cấp giấy chứng nhận “ Gia đình văn hóa” 3 năm;
- Căn cứ vào quyết định công nhận “ Gia đình văn hóa” hàng năm. Ban tư vấn UBMTTQ đề nghị chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận và cấp giấy công nhận “ Gia đình văn hóa” 3 năm.
- Nhận giấy chứng nhận “ Gia đình văn hoá” tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc nhà văn hoá xã.
|
2.Cách thức thực hiện:
|
|
Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã
|
3.Thành phần, số lượng hồ sơ:
|
|
01 bộ, gồm:
- Bản đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”;
- Biên bản họp bình xét ở khu dân cư theo danh sách những gia đình được đề nghị công nhận danh hiệu “GDDVH” (có trên 60 % số người tham dự nhất trí);
- Công văn đề nghị của Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”.
|
4. Thời hạn giải quyết:
|
|
05 ngày
|
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
Cá nhân
|
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
|
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
- Công nhận lần đầu (1 năm) ( quyết định công nhận)
- 3 năm ( cấp giấy công nhận)
- Giấy chứng nhận “gia đình văn hoá”
|
8. Lệ phí:
|
|
Không
|
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
|
|
|
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
- Phải là gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương;
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;
- Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.
|
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
|
|
Thông tư số 12/2011/TT – BVH TTDL ngày 10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “ Gia đình văn hóa”; ” Thôn văn hóa”; “ Làng văn hóa”; “ Ấp văn hóa”; “ Bản văn hóa; “TDP văn hóa” và tương đương.
|
III. THÀNH LẬP CLB THỂ DỤC, THỂ THAO
|
1.Trình tự thực hiện:
|
|
- Tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân cấp xã;
- Uỷ ban nhân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả;
- Tổ chức nhận kết quả tại bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân cấp xã.
|
2.Cách thức thực hiện:
|
|
Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã
|
3.Thành phần, số lượng hồ sơ:
|
|
03 bộ, gồm:
- Đề án thành lập Trung tâm, CLB Thể dục, thể thao;
- Tờ trình về đề án thành lập Trung tâm, CLB Thể dục, thể thao;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan về việc thành lập.
|
4. Thời hạn giải quyết:
|
|
50 ngày làm việc
|
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
Tổ chức
|
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã
|
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
Quyết định thành lập Trung tâm, CLB Thể dục, thể thao
|
8. Lệ phí:
|
|
Không
|
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
|
|
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
|
|
Bảo đảm các điều kiện cần thiết về nhân sự, biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết để triển khai hoạt động sau khi tổ chức được thành lập
|
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
|
|
- Luật Thể dục thể thao số 77/2006/QH 11;
- Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước;
- Quyết định 100/2005/QĐ-TTg ngày 10/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010.
|