image banner
Quy trình giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

1. MỤC ĐÍCH

Quy định trình tự giải quyết các thủ tục hành chính về Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các qui định của Nhà nước và đáp ứng nhanh nhất yêu cầu của công dân.

2. PHẠM VI

Áp dụng đối với UBND Phường trong giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh  vực Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:

  1.  

Hòa giải tranh chấp đất đai

  1.  

Xác nhận đất ở và nhà ở gắn liền với đất

  1.  

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

-         Xem mục 5.8 của quy trình này.

-         Bảng quy định thời gian chi tiết thực hiện giải quyết thủ tục hành chính tại UBND Phường  – Phụ lục 7 – STCL

4. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

-         HS: hồ sơ;

-         UBND: Ủy ban nhân dân;

-         ĐCĐTTNMT: Địa chính – đô thị - tài nguyên và môi trường.

-         PLQT: Phụ lục quy trình

5. NỘI DUNG

5.1

Điều kiện thực hiện TTHC

 

Theo mục 10 PLQT

5.2

Thành phần hồ sơ

 

Theo mục 3 PLQT

5.3

Số lượng hồ sơ:

 

Theo mục 3 PLQT

5.4

Thời gian xử lý:

 

Theo mục 4 PLQT

5.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Theo mục 1 PLQT

5.6

Lệ phí

 

Theo mục 8 PLQT

5.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/

Kết quả

Bước 1

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định tại mục 5.2, nộp hồ sơ cho bộ phận một cửa.

Tổ chức/cá nhân

Giờ hành chính

Theo mục 5.2

Bước2

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì ghi Phiếu nhận và hẹn ngày trả, thu lệ phí (trường hợp giải quyết trong ngày thì không ghi phiếu hẹn). Vào Sổ theo dõi giải quyết TTHC, chuyển hồ sơ cho bộ phận ĐCĐTTNMT.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cho tổ chức/ cá nhân bổ sung đầy đủ thành phần hồ sơ và chuẩn bị lại hồ sơ theo Bước 1.

Cán bộ bộ phận một cửa

Theo mục 5.4,

Phụ lục 7 - STCL

Phụ lục 8 – Phiếu nhận và hẹn trả kết quả

Bước3

Thụ lý hồ sơ

Cán bộ được phân công thụ lý hồ sơ tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ của Tổ chức, công dân. Khi hồ sơ đảm bảo các yêu cầu quy định, cán bộ thụ lý hồ sơ dự thảo các văn bản liên quan, ký tắt và trình lãnh đạo UBND Phường ký duyệt.

Riêng đối với TTHC1:

- Tổ chức hoà giải, lập biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc hoà giải không thành, trình lãnh đạo Phường xem xét.

- Trường hợp hoà giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất: Gửi biên bản hoà giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
- Trường hợp hồ sơ trong quá trình thụ lý phát hiện chưa đủ căn cứ để giải quyết, cán bộ chuyên môn thông báo rõ lý do chuyển bộ phận một cửa thông báo cho tổ chức công dân.

- Trường hợp Bộ phận chuyên môn giải quyết hồ sơ chậm hơn so với quy định thì phải thông báo lý do cho bộ phận một cửa bằng văn bản để thông báo và có cơ sở giải thích cho tổ chức, công dân và hẹn lại thời gian trả kết quả (không quá số ngày giải quyết hồ sơ)

 

Cán bộ bộ phận ĐCĐTTNMT

Theo mục 5.4,

Phụ lục 7 - STCL

 

 

Văn bản dự thảo liên quan

 

 

Biên bản hoà giải

Bước4

Phê duyệt

Lãnh đạo UBND Phường theo thẩm quyền xem xét:

- Nếu đồng ý: Ký duyệt vào văn bản liên quan.

- Nếu không đồng ý: Chuyển lại cán bộ xử lý.

Lãnh đạo UBND phường

Theo mục 5.4,

Phụ lục 7 - STCL

Hồ sơ kèm theo GCN/ quyết định liên quan

 

 

Bước5

Trả kết quả

- Cán bộ TNMT chuyển kết quả cho bộ phận một cửa, sau khi nhận hồ sơ đã giải quyết của lãnh đạo UBND Phường,

- Cán bộ bộ phận một cửa trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

- Cập nhật Sổ theo dõi giải quyết TTHC

 

Cán bộ bộ phận ĐCĐTTNMT

Cán bộ bộ phận một cửa

Theo mục 5.4

Phụ lục 7 - STCL

 

Sổ theo dõi giải quyết TTHC

Bươc6

Thống kê, theo dõi, lưu hồ sơ

- Cập nhật thông tin Sổ theo dõi giải quyết TTHC - Phụ lục 6 - STCL.

- Lưu hồ sơ theo mô tả tại mục 7 của quy trình này.

- Cuối tháng cán bộ bộ phận ĐCĐTTNMT thống kê thủ tục hành chính giải quyết tại bộ phận theo Phụ lục 9 - STCL

 

Cán bộ được phân công

 

Giờ hành chính

 

Phụ lục 6 - STCL

Phụ lục 9 - STCL

5.8

Cơ sở pháp lý

 

Theo mục 11 PLQT

6. BIỂU MẪU

Không.

7. HỒ SƠ CẦN LƯU

Hồ sơ được lưu tại Bộ phận ĐCĐTTNMT của UBND Phường trong thời gian lâu dài, bao gồm:

-       01 bộ hồ sơ khách hàng nộp theo mục 5.2;

-       Các văn bản, giấy tờ khác có liên quan phát sinh trong quá trình thụ lý và giải quyết hồ sơ.


PHỤ LỤC QUY TRÌNH – PLQT

I. HOÀ GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

1.Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức, công dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân phường và trực tiếp tham gia hòa giải tại Uỷ ban nhân dân  phường theo giấy mời;

- Ủy ban nhân dân  phường lập biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc hoà giải không thành;

- Tổ chức, công dân nhận kết quả tại Uỷ ban nhân dân  phường .

Trường hợp hoà giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất:

- Ủy ban nhân dân  phường gửi biên bản hoà giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

2.Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân  phường

3.Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

01 bộ, gồm:

- Đơn kiến nghị (đối với công dân) hoặc công văn đề nghị (đối với tổ chức);

- Giấy tờ liên quan đến nhà đất (bản photo công chứng);

- Biên bản xác minh nội dung đơn.

4. Thời hạn giải quyết:

 

30 ngày làm việc

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cả tổ chức và cá nhân                                                                                                                     

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân  phường

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:  Uỷ ban nhân dân   phường

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Biên bản làm việc

8. Lệ phí:

 

Không 

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

 

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Các bên tranh chấp đất đai đã chủ động gặp gỡ để tự hoà giải ở cơ sở nhưng không thành;

- Tổ chức, công dân mang theo đầy đủ các giấy tờ liên quan kèm theo để chứng minh tại buổi hòa giải.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội;

- Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Thông tư số  29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

II. XÁC NHẬN ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIẾN VỚI ĐẤT

1.Trình tự thực hiện:

 

- Tổ chức, công dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân  phường ;

- Uỷ ban nhân dân xã xem xét hồ sơ, viết giấy hẹn ngày trả kết quả;

- Tổ chức, công dân nhận kết quả tại bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân  phường .

2.Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân  phường

3.Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

01 bộ, gồm:

- Đơn/công văn xin xác nhận đất ở và nhà ở gắn liền với đất;

- Các giấy tờ liên quan đến nhà đất (nếu có).

4. Thời hạn giải quyết:

 

01 ngày làm việc (tối đa không quá 3 ngày làm việc trong trường hợp không đầy đủ giấy tờ liên quan đến nhà đất)

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cả tổ chức và cá nhân                                                                                                                     

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân  phường

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:  Uỷ ban nhân dân  phường

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Xác nhận trực tiếp vào đơn

8. Lệ phí:

 

Phí xác nhận: 3000đ

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

 

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cung cấp các giấy tờ nhà đất liên quan phục vụ xác minh nguồn gốc

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội;

- Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005

- Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 

III. TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở 

1.Trình tự thực hiện:

 

- Công dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Uỷ ban nhân dân  phường ;

- Ủy ban nhân dân  phường xem xét, thẩm tra về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, xác nhận trực tiếp vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân  phường trong thời gian hai mươi (20) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện giải quyết.

2.Cách thức thực hiện:

 

Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân  phường

3.Thành phần, số lượng hồ sơ:

 

01 bộ, gồm:

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Sổ hộ khẩu hoặc CMND (bản photo công chứng);

- Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có);

- Chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính của người sử

dụng đất (nếu có).

4. Thời hạn giải quyết:

 

20 ngày làm việc

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

 

Cá nhân   

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân  phường ;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân  phường .

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 

Xác nhận trực tiếp vào đơn, chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện giải quyết

8. Lệ phí:

 

Không

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

 

 
Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mẫu số 01/ĐK-GCN

 

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

 

 

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội;

- Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên Môi trường (Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).

 

 

TIN MỚI NHẤT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0